Chăm sóc chữa bệnh cho cá Koi Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá Koi như chất lượng nước, thức ăn, dịch bệnh. Nếu đàn cá Koi của bạn có các dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên tìm đến chuyên gia để có phương án điều trị càng sớm càng tốt. Một vài năm trở lại đây nhiều gia đình bắt đầu có xu hướng xây hồ hoặc bể cá koi trong nhà để tạo phong thủy. Loài cá này với nhiều màu sắc được ví như hình xăm may mắn, có ý nghĩa mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân sở hữu. Cá Koi dễ nuôi và mau lớn, nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ qua một số kỹ thuật chăm sóc chúng cho thật tốt. 1. Một số vấn đề liên quan đến chăm sóc cá koi Vấn đề về nước Koi là một loài cá chép tương đối to nên phải cần một môi trường đủ rộng, để chúng có sức khỏe bền vững vị thế trong khi chăm sóc cá koi chúng ta nên quan tâm đến vấn đề nước. Nước để nuôi cá Koi phải luôn được giữ trong sạch và thường xuyên kiểm tra chất lượng của nước, nhiệt độ PH, NH3… Nồng độ PH luôn phải giữ được từ 6.5 đến 7.5, hạn chế tối đa sự thay đổi độ PH quá bất ngờ đột ngột vì làm như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các chú cá Koi nhà bạn. Bạn cần chú ý không thay nước quá 50% lượng nước có trong bể để không làm cá bị sốc đột ngột. Tốt nhất chỉ thay 30% / lần. Đối với những hồ nuôi cá Koi trên 20m3 thì chúng ta có thể chỉ cần xả lọc và cấp lượng nước bốc hơi chứ không cần thiết phải thay nước định kỳ. Một điều quan trọng nữa khi chăm sóc cá koi đó là vấn đề về các loại tảo trong hồ, hãy chú ý tới sự phát triển của chúng nếu chúng phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và sẽ làm các chú cá nghẹt thở. Để làm giảm các loại tảo này các bạn có thể trồng thêm trong ao cá Koi nhà mình một ít các loại thực vật như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước, chúng có tác dụng đáng kể trong việc kìm hãm sự phát triển của các loại tảo. Để tăng màu sắc cá được đẹp và giúp cá sinh trưởng tốt thì bạn cần chú ý xử lý nước qua bộ lọc. Những đơn vị cửa hàng nuôi cá koi nguồn nước trước khi được cho vào hồ, bể sẽ được chảy qua hệ thống vỏ sò biển. Trong sò biển có nhiều canxi, khoáng nên sẽ giúp màu sắc của cá đậm màu, sắc nét hơn. Vấn đề thức ăn Cá koi là một loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì trong ao hồ như bộ bộ và các loài động phiêu sinh khác, và cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín. Khi những chú cá Koi được 15 ngày tuổi chúng sẽ bắt đầu chuyển đổi tính ăn uống của mình, ăn những động vật đáy, do đó trong giai đoạn này tỉ lệ sống bị ảnh hưởng rất lớn. Vì thế chúng ta cần phải cung cấp thức ăn bên ngoài như các loại trùng chỉ, loăng quăng, hoặc có thể gây nuôi các động vật phiêu sinh và động vật đáy để chúng có thể có được nguồn thức ăn tự nhiên nhất trong giai đoạn quyết trình sự sống còn này. Khi được một tuổi trở lên cá Koi sẽ ăn thức ăn như cá trưởng thành, chúng sẽ ăn tạp nhưng sẽ thiên về các loài động vật như giun, ốc, trại, ấu trùng côn trùng, và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc sợi vì thế gia chủ nên để ý về khoản này để cho đàn cá Koi của mình ăn một cách đúng cách để chúng phát triển tốt nhất. Ngoài ra các bạn có thể mời các loại thức ăn có bán sẵn trên thị trường, được làm từ nguyên liệu thảo mộc như lúa gạo, bốt, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin. Nên sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng ( nếu cả khoảng 15-20cm ) một ngày nên cho chúng ăn 2 lần là tốt nhất. Tùy thuộc vào số lượng, độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của cá mà người nuôi tính toán cho lượng thức ăn vừa đủ. Lượng thức ăn cho cá bằng 5% trọng lượng cá, nếu trong 5 phút lượng thức ăn còn dư trong hồ chúng ta không nên tiếc mà hãy vớt chúng bỏ đi. Bởi thức ăn bị dư thừa sẽ tích tụ trong bể, hồ gây ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, mầm bệnh phát triển ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá koi trong hồ. Lưu ý: Vào mùa lạnh dưới 17 độ cá ít hoạt động không nên cho cá ăn vào những lúc này, thực chất cá vẫn ăn nhưng khó và không thể tiêu hóa được dễ bị tức bụng và chết. Không nên cho cá Koi ăn khi máy bơm nước của bạn bị hỏng, vì cá cần nhiều oxy hơn để tiêu hóa thức ăn. 2. Các bệnh thường gặp ở cá koi Trong quá trình nuôi cá, nếu không có nhiều kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng cá, xử lý nguồn nước và thức ăn đúng cách thì cá koi rất dễ mắc bệnh. Một số bệnh thường gặp ở cá koi bao gồm: Trùng mỏ neo: Khi bị bệnh này, Koi thường lười ăn, ngứa ngáy, khó chịu, gầy yếu và bơi lội chậm chạp. Các vết thương do trùng mỏ neo gây ra tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công khiến bệnh ngày càng nặng. Sán da, sán mang: Cá hay cựa mình, nhảy khỏi mặt nước, co giật, ngứa mình… Bệnh lở loét: Các bộ phận ở cá (thân, miệng, đuôi…) xuất hiện các vết bầm tím, lâu dần lở loét. Bệnh thối đuôi: Phần vây đuôi sưng viêm, bong tróc, nặng hơn nữa phần cơ thịt bị hoại từ và thối rữa, gốc vây đuôi ứ máu. Bệnh đốm đỏ: Toàn thân cá xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành từng mảng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi bệnh chuyển nặng thì các gốc vậy, tia vây rách nát và cụt dần. Các vùng da xuất huyết viêm, tấy và loét, nhiều mủ, xung quanh có nấm ký sinh, phần mang cá tái nhợt, mắt cá lồi xuất huyết Bệnh rận cá: Rận cá ký sinh trên da, vây, thân, xoang miệng, mang cá koi. Chúng hút máu, đồng thời tiết chất độc làm cá bị tổn thương và sưng đỏ, tạo điều kiện vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập gây bệnh. Rận cá thường hút máu vào ban đêm khiến koi ngứa ngáy và khó chịu, thường bơi nhảy lung tung Bệnh xù vảy: vảy cá bị xù như hình nón thông, toàn thân sưng vù. 3. Khi cá koi bị bệnh cần phải làm gì? Khi cá koi bị bệnh thì bạn cần cách ly cá bệnh với cá khỏe trong đàn để tránh tình trạng lây nhiễm, tiếp theo đó tùy vào từng loại bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Một số cách điều trị thông thường có thể áp dụng được cho nhiều bệnh là: Sử dụng thuốc tím: Dùng thuốc tím đúng liều, đúng cách có thể xử lý được rất hiệu quả các bệnh truyền nhiễm do các ký sinh, vi trùng và nấm gây ra, trước khi để chúng gây lên những bệnh truyền nhiễm bên trong, và nhờ vậy không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Từ đó tiết kiệm được chi phí nhưng những vi trùng còn tồn tại cũng ít hơn và thời gian chữa bệnh ngắn hơn. Sử dụng muối ăn: Muối ăn có thể diệt các loại ký sinh trùng như Costia, Trichodina và Chilodonella rất tốt khi chúng bám ở bề mặt hoặc trong nước. Muối cũng giúp sát trùng vết loét bề mặt (da, vây, mang) cho Koi do vi khuẩn gây bệnh. Đối với từng bệnh thì sẽ có những biện pháp điều trị đặc thù riêng, sử dụng các loại thuốc chuyên biệt khác nhau. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm chữa bệnh cho cá koi thì nên nhờ tư vấn từ những người có kinh nghiệm hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc chữa bệnh cá koi tại các đơn vị uy tín.
Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bình thường của cá koi, nhiệt độ thấp chúng sẽ ăn ít hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng kém hơn. Do đó người nuôi cần biết cách chăm sóc cá koi vào mùa đông đúng cách. Cá koi thay đổi như thế nào trong mùa đông? Cá koi là động vật biến nhiệt, mùa đông nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, nhiệt độ cơ thể nó cũng hạ thấp theo. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch Kháng thể của cá koi hoạt động hiệu quả nhất với nhiệt độ 28,3. Khi nhiệt độ giảm xuống khoảng 19 độ C số lượng kháng thể sẽ giảm, sức đề kháng trong cơ thể cá koi cũng giảm, chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Nếu giảm xuống dưới 13 độ C, tình trạng sẽ tồi tệ hơn, cá không sản sinh ra kháng thể nữa, lúc này là thời điểm thích hợp nhất để các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công. Lúc này, sức khỏe cá rất yếu, người nuôi cần để ý cẩn thận hơn, phát hiện bệnh sớm để kịp thời xử lý. Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa của cá koi. Tất cả các chất xúc tác (enzyme) cho quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hữu cơ phức tạp của cơ thể, phóng thích năng lượng phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Các chất xúc tác cần thiết này sẽ ngừng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm thấp quá phạm vi cho phép. Cùng với đó, các cơ quan giữ chức năng điều tiết nồng độ chất khoáng và điện phân cũng có vấn đề. Để tránh được vấn đề nghiêm trọng do nhiệt độ thấp có thể gây cho cá thì người nuôi nên dùng máy sưởi cho hồ cá, tăng nhiệt độ của nước trong hồ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và lên kế hoạch cho mùa đông trước thời tiết xấu sẽ đảm bảo cho cá Koi của bạn sẽ sống sót cho đến mùa xuân. Cách chăm sóc cá koi mùa đông Chính vì những thay đổi này mà người nuôi cá cần chú ý cách chăm sóc trong mùa đông dưới đây: Vệ sinh hồ cá Koi Trước khi đến mùa đông, người nuôi cần vệ sinh thật sạch hồ cá koi, làm sạch mặt đáy, tầng giữa, bể lọc và lớp mặt hồ koi. Trong mùa đông, người nuôi cũng cần thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng nước trong hồ để điều chỉnh ổn định. Đồng thời, người nuôi cần kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng, thay thế hệ thống lọc hồ koi tự động để chúng hoạt động hiệu quả nhất. Tần suất lọc hồ nên là 2-3 lần/1 tuần, thay nước mới không quá 30% lượng nước cũ. Trường hợp không có kinh nghiệm hoặc thời gian, bạn có thể liên hệ và sử dụng dịch vụ Vệ sinh và bảo dưỡng hồ Koi chuyên nghiệp tại BRC với mức giá ưu đãi. Lưu ý khi cho cá koi ăn Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cá koi phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Nếu hồ của bạn có hệ thống nâng nhiệt duy trì được ở nhiệt độ 24-28 độ C thì cho cá ăn như bình thường, không cần phải lăn tăn suy nghĩ. Tuy nhiên số lượng hồ như thế thường rất ít, cũng chỉ có một số ít các tay chơi chuyên nghiệp mới đầu tư như thế. Khi nhiệt độ môi trường giảm thấp làm khả năng trao đổi chất của cá cũng giảm xuống, khả năng tiêu hóa cũng giảm theo. Vì vậy, nếu muốn tốt cho cá vào mùa đông, việc giảm ăn và chọn loại thức ăn nhiều tinh bột, độ đạm thấp. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài, thường dưới 13 độ thì nên tạm ngừng cho ăn, hoặc cho ăn vài ngày 1 lần để duy trì cho cá, nhiệt độ cao hơn thì có thể cho ăn với mật độ dày hơn, lưu ý lượng cám cho ăn vào mùa đông luôn ít hơn với điều kiện bình thường, và luôn chú ý điều chỉnh lượng cám nếu cá không ăn hết. Thức ăn cho cá Koi lên màu đẹp cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, có các chất như protein, tảo biển để kích thích cá lên màu đẹp. Độ sâu của hồ Cá Koi của bạn sẽ có cơ hội sống sót cao hơn trong hồ sâu. Khi lập kế hoạch để xây hồ, điều quan trọng nhất là đào một cái hồ đủ sâu. Độ sâu khoảng 1m hoặc nhiều hơn ở những khu vực có nhiệt độ rất lạnh. Nếu hồ đóng băng, hãy cân nhắc việc lắp đặt thêm một máy oxy – điều này sẽ làm tăng lưu lượng nước và tăng mức oxy và làm cho nó khó bị đóng băng. Thiết bị sưởi ấm Mặc dù cá koi có nguồn gốc xứ lạnh chúng chịu lạnh rất giỏi nhưng người nuôi không nên lơ là là trong việc đảm bảo nhiệt độ sống lý tưởng nhất (28,3oC). Nếu nhiệt độ giảm nhưng vẫn ở mức trên 15oC có thể không cần thiết bị sưởi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ giảm dưới 15oC, cá sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, cần điều chỉnh nhiệt độ để chúng khôi phục hoạt động như bình thường.ư Trên đây là những điều cần lưu ý về cách chăm sóc cá koi mùa đông người nuôi koi cần nắm rõ. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ từ trước mùa đông để đảm bảo cá trải qua mùa đông thuận lợi nhất.
Cá Koi thường ví như “Viên ngọc sáng dưới dòng nước”. Ngày ngày được ngắm những chú cá màu sắc bơi lội cũng đủ làm tinh thần mọi người phần chấn. Vì thế mà nhu cầu xây dựng hồ cá Koi đang ngày càng trở nên nhộn nhịp. Rất nhiều gia chủ “thèm thuồng” muốn tự xây hồ cá để bắt kịp xu hướng và thúc đẩy vượng khí cho gia đình. Hiểu được điều đó nay http://brothersconcept.vn/ sẽ hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi chi tiết để bạn tham khảo. Những yếu tố quan trọng khi thực hiện thi công hồ cá Koi Trước khi đi sâu vào hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi chi tiết bạn hãy cùng điểm qua các yếu tố quan trọng khi xây dựng. Đây được xem là vấn đề “then chốt” xác định liệu hồ cá Koi bạn xây có đảm bảo đúng chuẩn hay không. Theo đó sẽ có 5 yếu tố cần và đủ bạn phải xem xét, tính toán kỹ lưỡng trước khi xây dựng. Cụ thể đó là: Hướng dẫn thi công hồ cá koi Vị trí xây dựng hồ cá Koi Vị trí luôn là vấn đề đầu tiên bạn cần xem xét kỹ càng khi có ý định thi công hồ cá Koi. Loại hồ này không giống như các hồ cá thông thường. Nếu xác định vị trí sai có thể tác động đến vận khí, phong thủy của gia chủ. Vậy nên bạn cần tính toán cẩn thận về vị trí. Trong đó theo quy luật phong thủy khi xây dựng hồ cá Koi thì vị trí hồ cá tốt nhất nên xây dựng ở bên trái cửa chính. Hướng cửa theo hướng “mình đường tựa thủy. Đây là vị trí có thể hút vận may cho gia chủ. Tất nhiên ngoài vị trí đó có thể xây dựng hồ ở sân vườn, trong nhà hoặc trên sân thượng cũng được. Kích thước hồ Kích thước tùy vào không gian mà có sự khác nhau. Nếu nhỏ thì có thể xây dựng hồ mini và chọn cá nhỏ. Nhưng nếu có điều kiện thì hồ xây cá nên xây lớn. Độ sâu lý tưởng cá là khoảng 80cm. Bờ hồ xây cao hơn mặt nước 30cm đến 40cm. Hình dáng Hình dáng hồ không theo một tiêu chuẩn xây dựng nào. Tùy theo sở thích, phong thủy mà hồ cá có thể xây dựng khác nhau. Trong đó có thể sử dụng hồ cá bán nguyệt, bầu dục hoặc hình tròn. Phải xác định hình dáng xây dựng hồ trước khi thi công Mực nước trong hồ Mực nước thích hợp cho hồ cá Koi nên đạt tối thiểu 40cm. Nếu hồ cá xây ngoài trời thì nên giữ mức nước 60cm. Nước sử dụng không chứa vi khuẩn, dịch bệnh. Như vậy cá mới sinh trưởng tốt. Hệ thống lọc nước cho cá Koi Hệ thống lọc đóng vai trò tạo môi trường sống hoàn hảo cho cá phát triển và sinh sống. Theo đó một hồ cá chuẩn phải trang bị các bộ phận lọc như: Hệ thống hút đáy, hút mặt nước Bộ phận tạo oxy trong hồ Hệ thống thả tạp chất Bộ phận lọc thô, lọc tinh Bộ phận chống tràn Hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi đúng chuẩn Để thi công hồ cá Koi chuẩn yêu cầu và chất lượng đòi hỏi quy trình thực hiện khá dài. Theo đó chi tiết hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi hoàn chỉnh gói gọn trong các bước chính sau đây. Chỉ cần áp dụng đúng chuẩn những bước thực hiện sau thì bạn sẽ kiến tạo nên được sản phẩm như ý: Hồ cá Koi không chỉ đẹp nhà mà còn mang tới ý nghĩa phong thủy tốt Bước 1: Lên bản vẽ thiết kế hồ cá Koi Đầu tiên để thực hiện xây dựng hồ cá bạn cần phải tiến hành lên bản vẽ thiết kế. Đây là điều bạn không được bỏ qua cho mình. Bởi có bản vẽ thì việc thi công hồ cá Koi mới đúng chuẩn chi tiết. Hạn chế tối đa những sai sót xảy ra. Theo đó bản vẽ thiết kế này phải thể hiện được rõ nét từng chi tiết gồm: Kiểu dáng Chiều sâu lòng hồ Hệ thống lọc Có non bộ hay không? Xung quanh hồ bố trí như thế nào? … Bước 2: Xử lý mặt bằng Sau khi lên bản vẽ xong xuôi bạn cần xử lý mặt bằng. Trong đó mặt bằng phải đảm bảo sao cho sạch sẽ, bằng phẳng để việc thi công trở nên dễ dàng hơn. Về cơ bản công đoạn xử lý không tốn kém quá nhiều thời gian. Bước 3: Đào hồ cá Sau khi hoàn thành bước 2 hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi bạn tiến hành huy động lực lượng công nhân đào hồ cá. Đó là dùng cuốc, xẻng để tạo phần miệng hố. Sau đó định hình hồ đúng chuẩn kích thước và dùng máy múc để múc đất đào hồ. Nhìn chung kích thước hoàn hảo phong thủy cho hồ cá cần đào là: Tiến hành đào hồ cá Koi ở vị trí định sẵn Chiều dài tối thiểu: 2m Chiều rộng tối thiểu: 0.8m đến 1m Chiều sâu tối thiểu: 0.6m đến 1.6m Sau khi đào đất xong xuôi thì bạn hãy dùng cuốc, xẻng và xà beng sửa lần nữa cho hồ cá đẹp mắt. Đó là chỉnh sửa cẩn thận góc cạnh hồ cá và tạo độ bằng phẳng đất đai trong hồ. Bước 4: Đi hệ thống ống lọc đáy hồ Hệ thống ống lọc không khác gì “lá phổi” quyết định tới sự sống cho cá Koi. Do đó hệ thống ốc lọc cần được đi đúng chuẩn và tích hợp đầy đủ nhất. Ngay sau khi đào xong thì hãy đặt luôn hệ thống ốc lọc vào hồ. Bạn nhớ tính toán cẩn thận cho hệ thống ốc lọc được cân xứng, đảm bảo nhất. Bước 5: Đổ đế Bước 5 trong hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi chính là đổ đế. Lòng hồ lúc này bạn hãy đem đặt sắt thép để tạo khung vững chắc cho đáy hồ. Sắt thép sử dụng có thể tương tự như sử dụng xây dựng nhà cửa. Một khi sử dụng lớp sắt cố định thì xi măng sẽ bám chắc chắn hơn. Tình trạng bị xuống cấp hồ sẽ được giảm thiểu. Tiến hành đổ phần đáy hồ Sau khi bố trí xong bạn đổ thêm một lớp bê tông lên toàn bộ phần lòng đáy. Và bạn cũng tráng luôn xung quanh viền hồ nhé. Lớp xi măng lúc đổ xuống bạn nhớ chát và đánh bóng tỉ mỉ, cẩn thận để mặt sàn mịn màng, đều bằng nhau. Nếu chi phí bạn dư dả có thể sử dụng công nghệ cao để giúp bề mặt kín hơn. Bước 6: Đổ thành Thành hồ bạn cần xây dựng bằng xi măng và gạch. Thành hồ xây với độ cao hợp lý. Trên bề mặt thành nên xây tỷ lệ tốt nhất cách nền đất khoảng chừng 15cm đến 25cm. Như vậy sẽ giúp cho hồ cá được đảm bảo không bị nước mưa chảy xuống. Xây thành hồ cá Koi Một khi hoàn thành xong xuôi thành hồ, bạn nên tiến hành bố trí chống thấm cho hồ cá luôn. Có rất nhiều phương án chống thấm cho hồ cá hiệu quả. Tùy vào tài chính của bản thân mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn theo hình thức nào. Và các hình thức chống thấm tiêu biểu là: Sử dụng bạt chống thấm Sử dụng Sika chống thấm Sử dụng sơn chống thấm Sử dụng màng tự dính Sử dụng màng khò chống thấm …. Bước 7: Tạo bối cảnh cho hồ cá Sau khi hoàn thành xong bước 6 thì sẽ đến lúc tạo bối cảnh quanh hồ. Tốt nhất bạn xây dựng, xung quanh thành hồ bạn nên đặt thêm một số tảng đá lớn. Như vậy sẽ giúp cho hồ nâng cao tính thẩm mỹ hơn. Trong đó đá sử dụng nên chọn loại đá mồ côi to, chắc nặng và ếp các hòn đá nhỏ xung quanh. Quanh hồ cũng nên bố trí thêm các cây trang trí, ít rụng lá để đảm bảo độ sạch cho hồ. Đặc biệt hồ cá Koi nên kết hợp với núi hay thác nước non bộ tạo thẩm mỹ và nâng cao phong thủy. Khi làm bạn nhớ tính toán kỹ độ cao núi sao cho phù hợp với mặt hồ. Hệ thống thác nước chảy từ trên cao xuống cụ thể ra sao? Bởi vì thác nước tuần hoàn như dòng chảy tăng lượng oxy cho cá Koi sinh sống khỏe mạnh. Kè đá trang trí hồ cá Bước 8: Lắp hệ thống điện, bơm, lọc Đây là bước cũng quan trọng không kém trong hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi. Theo đó hệ thống điện, bơm, lọc phải được xem xét cẩn thận vị trí lắp đặt sao cho đạt chuẩn và có sự hoàn thiện cao. Bạn có thể đầu tư hệ thống lọc kiểu truyền thống. Hai là bạn có thể sử dụng hệ thống lọc hiện đại công nghệ cao giúp chất lượng lọc hồ được nâng cấp đảm bảo cho cá được khỏe mạnh. Bước 9: Thả nước và làm sạch môi trường nước Khi đã hoàn thành xong hồ thì bạn hãy bơm nước vào hồ. Theo đó nước thả vào hồ nếu là hồ ngoài trời thì mực nước tối thiểu là 60cm. Chất lượng nước trong, không tảo, độ pH từ 7 đến 7.5 là được. Thả nước vào hồ và sử dụng vi sinh làm sạch hồ Sau đó cho dung dịch thuốc tím sát khuẩn chuyên dụng vào hồ cá. Trước khi thả cá vào bạn thả một số loại vi sinh để làm sạch hồ. Đồng thời cân bằng độ pH của hồ. Theo đó vi sinh nuôi nên kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày là được. Bước 10: Thả cá vào hồ Vậy là bạn đã hoàn thành xong hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi rồi. Sau khoảng 10 ngày nuôi vi sinh thì bạn có thể thả cá. Hồ mới xây tốt nhất nên thả cá size nhỏ trước. Một khi thấy cá khỏe mạnh thì mới thả cá Koi size lớn vào. Lưu ý trước khi thả cá vào hồ thì bạn hãy: Cho cá nhịn ăn trước 5 đến 7 ngày Để nguyên cả túi cá xuống hồ từ 30 tới 60 phút Cách ly cá khoảng 15 đến 30 ngày khi thả cá size lớn. Brothers Concept – Đơn vị thiết kế thi công hồ cá Koi chuyên nghiệp Vậy là bạn đã nắm rõ được hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi. Tuy nhiên dù biết được cách xây dựng nhưng để hoàn thành được hoàn hảo từ A – Z hồ cá thì không phải ai cũng làm được. Đặc biệt là đối với những người thiếu kinh nghiệm. Do đó bạn hay tìm đến đơn vị chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ. Và Brothers Concept chính là “bến đỗ” hoàn hảo cho bạn. Bởi lẽ: Brothers Concept - đơn vị thi công hồ cá Koi chuyên nghiệp Brothers Concept là đơn vị hoạt động lâu năm trên thị trường Là đơn vị sở hữu đội ngũ thiết kế, thi công chuyển nghiệp, trình độ cao Đơn vị không chỉ tư vấn chi tiết mà còn trực tiếp thiết kế bản vẽ 3D cho bạn tham khảo trước khi xây dựng. Chi phí xây dựng hồ cá hợp lý, phù hợp với mặt bằng chung và túi tiền của khách hàng. Đơn vị còn có chính sách bảo hành lâu dài. Thường xuyên bảo trì hồ cá, cảnh quan … Chúng tôi rất vinh dự khi là “người bạn đồng hành” của bạn trong tương lai. Và mong rằng với những hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi mà Brothers Concept vừa chia sẻ trên bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn khi có nhu cầu thiết kế.
Đang cập nhật bài viết