Điện thoại: 0947110787
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)

Kiến thức hồ Koi

THIẾT KẾ HỒ CÁ KOI
29/03/2022

THIẾT KẾ HỒ CÁ KOI

Thiết kế hồ cá koi không chỉ làm làm đẹp cho sân vườn của bạn mà nó còn giúp thư giãn và đặc biệt mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia đình bạn. Bên cạnh đó, hồ cá Koi còn thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp cho sân vườn của bạn. Từ lâu, cá Koi được xem là một biểu tượng cho vận may, sự bền bỉ, thành công, sự phồn thịnh và trường thọ. Nếu được chăm sóc tốt cá Koi có thể sống từ 80-100 năm. Cá Koi còn có nhiều ưu điểm như dễ nuôi, màu sắc rực rỡ với hai màu chủ đạo là đỏ và trắng gợi nên sự may mắn, đa dạng. Hồ cá Koi hiện nay đã được thiết kế một cách độc đáo và chuyên nghiệp hơn để trở thành một tiểu cảnh của sân vườn. Hồ cá Koi còn thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp của một sân vườn. Bên cạnh đó, khi kết hợp phong thủy, hồ cá Koi sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và an lành. Thiết kế hồ cá Koi Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, các kỹ sư cảnh quan của NIS Landscape sẽ lắng nghe nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Sau đó, tiến hành đến khảo sát hiện trạng mặt bằng. Đưa ra những ý tưởng thiết kế và phương án thi công phù hợp nhất cho khách hàng. Những ý tưởng thiết kế sẽ dần được hiện ra trong các bản vẽ thiết kế của của kỹ sư NIS Landscape. Các kỹ sư của chúng tôi sẽ tiến hành triển khai thiết kế trên các bản vẽ 3D và lập phương án thi công cho khách hàng. Để có được một hồ cá đẹp mắt và khoa học cho cá Koi có thể phát triển tốt nhất. Các kỹ sư cần phải đưa ra những phương án thiết kế và thi công phù hợp và chuyên nghiệp. Từ vị trí thi công, hình dáng, độ sâu, độ rộng của hồ, cách lựa chọn thủy sinh, hệ thống lọc, hệ thống thoát cấp thoát nước, vật liệu thi công,... cho đến việc bố trí các vật trang trí sao cho hài hòa nhất. Vị trí thi công hồ cá Koi Hồ cá Koi bên cạnh được đặt trong sân vườn còn được thi công trong nhà và trên các khu vườn trên mái. Vị trí thi công hồ không chỉ cần đáp ứng yếu tố về cảnh quan mà nó còn phải phù hợp với phong thủy của chủ gia đình. Hình dạng hồ cá Koi Hình dáng và kích thước hồ cá phù hợp diện tích khu vườn, sở thích và yếu tố phong thủy. Đa số các hồ cá Koi đều có hình dáng tự do, để tạo nên một tiểu cảnh hài hòa với thiên nhiên. Ngoài ra, hồ cá Koi còn có hình oval, chữ nhật, số 8,... Trang trí tích hợp tiểu cảnh Tích hợp các tiểu cảnh khác như hòn non bộ, đài phun, thác nước, cây xanh, đá, sỏi,... xung quanh hồ sẽ thêm vẻ đẹp thẩm mỹ tạo nên một tiểu cảnh thiên nhiên đẹp mắt và gần gũi. Các thác nước và đài phun nước không chỉ làm mát, cung cấp oxy cho cá. Sự chuyển động liên tục của các dòng chảy trong hồ mang nhiều ý nghĩa phong thủy về sự may mắn cho gia chủ. Đá và sỏi thường được sử dụng để trang trí xung quanh miệng hồ và cả trong hồ, tạo sự tự nhiên cho hồ cá. Bên cạnh đó, những cây xanh, bụi hoa và cỏ cũng được sử dụng để trang trí xung quanh hồ. Giúp tạo bóng mát và tạo nên một tiểu cảnh nước hài hòa và phát huy được tối đa công năng. Thực vật thủy sinh có thể có cả tác động tích cực cho việc phát triển của cá Koi. Chúng cung cấp cho cá một nơi ẩn nấp, bóng râm và oxy cho cá. Các thực vật thủy sinh còn góp phần trang trí làm hồ cá trể nên sinh động hơn. Nếu bạn là người yêu thích cá cảnh, yêu thích ngắm nhìn đàn cá rực rỡ bơi lội trong nước. Thì nghĩ ngay đến việc sở hữu một hồ cá Koi trong ngôi nhà mình. Nó không chỉ giúp bạn thõa mãn đam mê nuôi cá cảnh mà nó tạo nên một không gian độc đáo giúp bạn thư giãn, giải trí mỗi ngày.

THIẾT KẾ AO VƯỜN ĐẸP
30/03/2022

THIẾT KẾ AO VƯỜN ĐẸP

Thiết kế ao vườn đẹp mang lại không gian sống thoải mái thông thoáng gần gũi với thiên nhiên. Những hình mẫu kiến trúc nhà vườn có ao cá vô cùng đẹp, nó là sự cải tiến của kiến trúc nhà cổ điển kết hợp với thiên nhiên. Các mặt của mẫu nhà vườn ao cá đều được thiết kế thông thoáng và đẹp mắt. Thiết kế ao vườn đẹp - Đem thiên nhiên vào không gian sống Thiết kế ao vườn đẹp chúng ta cần định hình phong cách là hiện đại hay truyền thống, để thiết lập mô hình vườn có ao trong sân vườn hợp lý. Thông thường, phòng khách sẽ được thiết kế giếng trời, hay thậm chí là đưa cả cây lớn vào như tre, chuối cảnh… tạo không gian thoáng mát và thân thiện với thiên nhiên. Nhà có ao vườn với tiền sảnh chính đi vào phải là phòng khách với không gian rộng rãi, vào phía trong là phòng sinh hoạt chung kết hợp cùng thư phòng với không gian hình vòng cung tạo được không gian sạch sẽ, thoáng mát, đó cũng là không gian để ngắm cảnh rất lý tưởng. Những lưu ý khi thiết kế ao vườn đẹp Từ xưa nay người ta hay có quan niệm rằng xây hồ cá để chứng tỏ gia đình giàu sang, phú quý. Theo quan niệm của phong thủy, nếu như thiết kế xây hồ cá đúng kích thước và đặt đúng vị trí thì sẽ hút tiền tài, danh vọng cho gia chủ. Với những mẫu hình dáng hồ cá đa dạng sẽ có những mục đích khác nhau, ví dụ như hồ cá có hình nghiên mực thì con cháu sẽ thi đỗ đạt, làm ăn phát tài. Tuy nhiên, khi thiết kế ao vườn đẹp trong sân vườn cần tuân thủ theo những quy tắc thiết kế và xây dựng nhất định. Cụ thể, gia chủ cần lưu ý đến những điều sau: Khu vực thiết kế thi công ao vườn cần cách xa vị trí cửa nhà, sao cho ánh sáng mặt trời khi phản chiếu xuống mặt hồ không chiếu vào nhà. Thiết kế ao vườn đẹp cần phù hợp với ngôi nhà, không quá lớn, cần có sự hài hòa với không gian xung quanh. Ao vườn cần đảm bảo được độ an toàn, đặc biệt với những gia đình có trẻ em. Nên thiết kế rào chắn để tránh xảy ra những sự cố khác. Ngoài những lưu ý trên, còn có những điều nhỏ cũng cần chú ý đến. Đó là: nước trong ao cần đảm bảo độ trong không có mùi hôi để tráng gây ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. Liên hệ hotline 0947 110 787 để được hỗ trợ tư vấn về dịch vụ thiết kế ao vườn đẹp.  

TRUYỀN THUYẾT CÁ CHÉP KOI HÓA RỒNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA CHÚNG
16/02/2022

TRUYỀN THUYẾT CÁ CHÉP KOI HÓA RỒNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA CHÚNG

Truyền thuyết về cá Koi Cá Koi có một lịch sử rất lâu đời trong văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Quân xâm lược Trung Quốc đã đưa cá Koi đến Nhật Bản, nơi mà cá phát triển mạnh mẽ. Cá Koi nổi bật trong tác phẩm của các nghệ sĩ xăm mình Nhật Bản vì một truyền thuyết lâu đời ”cá vượt Vũ Môn hóa rồng”. Hầu hết các ý nghĩa và biểu tượng đằng sau những chú cá Koi bắt nguồn từ truyền thuyết cổ xưa này. Truyền thuyết cá Koi từ Trung Quốc Thần thoại Trung Quốc kể rằng: Có một lần, hàng ngàn con cá Koi bơi ngược sông Hoàng Hà ở Trung Quốc. Khi bơi, chúng đã tạo nên sức mạnh bằng cách đẩy ngược dòng nước. Tuy nhiên, trên sông Hoàng Hà, có một thác nước. Khi cá đến thác, hầu hết các chú cá quay trở lại vì hiện tại đã trở nên quá khó khăn. Có một số con tiếp tục cố gắng để đạt đến đỉnh của thác nước. Cuối cùng, một chú koi đã thành công vượt qua thác nước. Để thưởng cho chú cá kiên trì này này, các vị Thần đã biến nó thành một con rồng vàng rất đẹp. Sự xuất hiện cá Koi ở Nhật Bản Ở Nhật Bản, ban đầu, cá chép Koi được nuôi như một loại thực phẩm trong gia đình chứ không phải để làm cảnh. Việc nuôi cá chép trong hồ được bắt đầu mãi sau này ở Niigata. Trong suốt một mùa đông khắc nghiệt, các nông dân Nhật Bản ở Niigata không thể câu cá và duy trì bất kỳ cây trồng nào. Bởi vậy họ làm ao để nuôi cá Koi nhằm cung cấp thức ăn cho gia đình. Cũng trong thời gian này, nhiều nông dân bắt đầu nhận thấy màu sắc đột biến khác nhau trên da của những con Koi mới lớn lên. Vì vậy, họ đã chọn cẩn thận những con cá có màu sắc đẹp và nuôi trong ao riêng biệt để giữ như là vật nuôi gia đình. Koi tiếp tục được lai tạo để có nhiều màu sắc đẹp tuyệt vời. Ngày nay, cá koi có hơn 100 loại màu sắc khác nhau. Ý nghĩa biểu trưng của cá Koi Ý nghĩa về văn hóa Trong văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản, cá Koi biểu tượng cho nhiều ý nghĩa khác nhau như: • Vận may • Sự thành công • Sự phồn thịnh • Trường thọ • Lòng can đảm • Tham vọng • Sự bền bỉ Ý nghĩa về màu sắc Với mỗi màu sắc, cá Koi lại có những nét nghĩa riêng: Mỗi màu sắc cá Koi đều có những ý nghĩa riêng • Koi Kohaku – thân trắng, đốm đỏ: Thành công trong sự nghiệp. • Koi Kumonryu – thân trắng, đốm đen hoặc đen toàn bộ: Cuộc sống luôn thay đổi và biến đổi. • Koi Ogon – thân bạc: Thành công trong kinh doanh và biểu tượng cho sự giàu có. • Koi Kuchibeni – màu trắng, đốm đỏ quanh môi : Tình yêu và các mối quan hệ lâu dài. • Koi Yamabuki – màu vàng: Sự giàu có. Ý nghĩa cá Koi âm dương Cá Koi âm dương Trong phong thủy, cá chép koi được gắn với các biểu tượng âm dương. Cá đực và cá cái biểu trưng cho hai nửa đen – trắng đối lập mà hòa hợp trong vòng tròn âm dương. Trên thực tế, một cặp cá Koi thường được sử dụng như một biểu tượng may mắn, chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ mới cưới về một cuộc hôn nhân viên mãn. Ý nghĩa trong trang trí nhà cửa Trong trang trí nhà cửa, cá Koi cũng có những ý nghĩa nhất định. Nhiều gia đình treo những bức tranh cá Koi hoặc các tác phẩm điêu khắc cá Koi với mong muốn thu hút tài lộc. Mặt khác, đối với những người yêu thủy sinh hoặc các hộ gia đình có nhiều diện tích, không gian thì họ còn nuôi bể/hồ cá Koi trong nhà, giúp mang đến sự thịnh vượng cho gia chủ. Khi nuôi cá Koi trong nhà, bạn phải đảm bảo nguồn nước luôn được giữ gìn sạch sẽ. Trong điều kiện hoàn hảo, những chú cá chép Koi có thể sống từ 50 đến 75 năm, có những con sống gần 200 năm. Không có gì ngạc nhiên khi cá Koi còn là đại diện cho sự trường tồn, chúc ông bà bách niên giai lão.

NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KÊ HỒ CÁ KOI NGOÀI TRỜI
13/01/2022

NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KÊ HỒ CÁ KOI NGOÀI TRỜI

Việc thiết kế hồ cá koi ngoài trời không phải là điều đơn giản, bạn cần phải quan tâm rất nhiều các yếu tố như chi phí, kiểu thiết kế, hệ thống lọc, tiểu cảnh… Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết. 1. Ý nghĩa phong thủy của hồ cá koi Cá koi mang nhiều màu sắc phong phú, đẹp mắt. Đối với người Nhật thì những hình xăm trên thân cá mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc, lộc phát. Sở hữu 1 hồ cá koi đẹp ngoài trời là mong ước của rất nhiều người. Thông thường trong hồ koi được nuôi nhiều dòng cá koi với các màu sắc khác nhau như koi kohaku (màu trắng – đỏ), koi sanke và koi showa (màu trắng – đen – đỏ), benigoi (đỏ toàn thân), chagoi (vàng nâu trầm…). Đối với các nước phương đông trong đó có Việt Nam thì những màu sắc này đại diện cho ngũ hành, thả cá koi hợp mệnh, hợp tuổi sẽ có tác dụng gia tăng vượng khí, giúp chủ nhân hạnh phúc viên mãn, sự nghiệp đạt được nhiều thành công lớn. 2. Những điều cần biết khi thiết kế hồ cá koi ngoài trời Xác định chi phí thiết kế làm hồ cá koi ngoài trời Việc xác định chi phí để thiết kế làm hồ cá koi ngoài trời rất quan trọng. Tùy vào điều kiện kinh tế mà khách hàng sẽ quyết định đến việc thiết kế hồ cá koi nhà mình như thế nào. Chi phí thiết kế phụ thuộc rất nhiều yếu tố: độ phức tạp của công trình, diện tích và quy mô hồ cá, loại cá nuôi, kiểu hồ (hồ xi măng hay hồ lót bạt), chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiểu cảnh trang trí xung quanh, chi phí thuê nhân công, kỹ sư, đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, chi phí mua các thiết bị lọc nước… Đây là những chi phí ban đầu, còn trong quá trình nuôi koi sẽ phát sinh một số chi phí khác như: thức ăn cho cá, thuốc chữa bệnh, cải tạo và vệ sinh hồ định kỳ… Với những hồ koi đơn giản chi phí chỉ tầm vài chục triệu, những hồ koi đẹp quy mô lớn thì chi phí cơ thể lên tới vài trăm triệu, vài tỉ thậm chí là vài chục tỷ. Xác định trước khoản tiền bỏ ra để xây dựng hồ koi giúp bạn cân đối tài chính. Tránh trường hợp số tiền thiết kế đội lên quá cao khiến tình hình tài chính gia đình gặp nhiều khó khăn. Xác định kiểu hồ koi, hình dáng hồ koi thiết kế Kiểu hồ koi Nếu thiết kế hồ cá ngoài trời thì khách hàng sẽ có 2 phương án lựa chọn: thiết kế hồ koi trải bạt hoặc thiết kế hồ koi xi măng. Mỗi phương án thiết kế đều có những ưu nhược điểm riêng, khách hàng cần cân nhắc dựa trên điều kiện của mình để lựa chọn phù hợp: • Thiết kế hồ cá koi trải bạt: Phương pháp này tốn ít chi phí, các bước thực hiện đơn giản, thời gian thi công nhanh, chỉ mất có vài ngày là hoàn thiện và bạn có thể thả cá; khách hàng có thể mở rộng hồ cá linh hoạt và chủ động. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp là tuổi thọ sử dụng bị hạn chế. • Thiết kế hồ cá koi xi măng: Chi phí thiết kế hồ koi xi măng rõ ràng sẽ cao hơn nhiều lần so với trải bạt, đồng nghĩa với đó tuổi thọ sử dụng của hồ cũng cao. Mặt khác thiết kế hồ koi xi măng mang tính thẩm mỹ tốt hơn. Khi thiết kế hồ koi xi măng, bạn cần chú ý phần đáy hồ nên có van xả nước để thuận tiện hơn trong việc thay nước hồ khi cần. Nếu làm hồ nhỏ thì ống van dài 50cm là được, còn nếu hồ lớn thì ông van cần dài trên 2m. Chú ý khi xây hồ koi xi măng thì chủ nhân nên sơn lớp chống thấm màu đen bên trong nền hồ, việc này sẽ giúp cá koi bơi trong hồ nổi bật màu sắc hơn, đồng thời có tác dụng giữ sạch hồ, hạn chế tình trạng bị đóng rêu. Lưu ý: Dù là hồ koi thiết kế xi măng hay hồ trải bạt thì độ sâu và rộng của hồ koi cũng cần đạt tiêu chuẩn để đảm bảo cá koi có không gian bơi lượn thoải mái. Theo đó độ sâu tối thiểu hồ là 80cm, nếu được thì nên 1.2 – 1.5m là hợp lý để mùa đông cá có thể bơi xuống dưới giữ ấm cơ thể. Dung tích nước tiêu chuẩn đối với cá koi là 1 khối nước/ 1 con cá. Hình dáng hồ koi thiết kế Hình dáng của hồ cá ngoài trời có rất nhiều: hình bán nguyệt, hình bầu dục, hình tròn, hình cung. Theo phong thủy những dáng này bao bọc ngôi nhà nên sẽ tạo vận may cho gia chủ. Thông thường rất ít khi người ta thiết kế hồ koi ngoài trời hình chữ nhật hay hình vuông bởi như vậy nó phạm vào điều tối kỵ trong phong thủy, góc nhọn của hồ hướng vào nhà gây tai ương. Vị trí đặt hồ cá koi ngoài trời Sau khi xác định được kiểu dáng, hình dáng hồ koi thiết kế mong muốn thì bước tiếp theo bạn cần quan tâm đến vị trí để bố trí hồ koi ngoài trời. Theo phong thủy thì vị trí tốt nhất là nên đặt bể cá ở bên trái cửa chính, tạo thế minh đường tụ thủy, giúp chủ nhân đón vận may, tài lộc về nhà. Nước và hệ thống lọc nước hồ cá koi ngoài trời Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong một hồ cá Koi, nước phải có độ pH dao động trong khoảng 6.5–7.5 là lý tưởng. Mực nước hồ cá ngoài trời đảm bảo tối thiểu từ 60 – 80cm. Một yếu tố rất quan trọng là hồ phải có hệ thống lọc nước đúng tiêu chuẩn bao gồm bộ phận hút, đẩy, xả, tràn mới tránh được hồ cá bị đục sau này. Cá koi vốn ưa nước sạch nên nếu như hồ cá không được trang bị đầy đủ hệ thống lọc thì môi trường nước dễ bị ô nhiễm khiến cá bị chết. Trang trí tiểu cảnh hồ cá koi Nếu trong hồ koi chỉ có cá koi mà không có bất cứ tiểu cảnh trang trí nào thì hồ koi sẽ rất đơn điệu và nhàm chán. Muốn có hồ koi đẹp, ấn tượng thì chủ nhân cần đầu tư, trang trí hòn non bộ, đá, cây, suối thác nhân tạo… Cây tiểu cảnh phần đa có màu xanh lục giúp bổ sung tính Mộc cho hồ cá. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên chọn sen, súng làm cây trang trí tiểu cảnh. Mặc dù loại cây này rất đẹp nhưng chúng sống ở dưới bùn, bùn màu đen phát ra tà khí không tốt, có mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường sống của cá cũng như phong thủy gia đình. Trường hợp nếu bạn muốn làm thác nước hay suối nhân tạo thì bạn nên đặt hướng nước chảy đó hướng vào cửa nhà chính hay cửa sau nhà với ngụ ý là tiền bạc và vận may sẽ đổ hết vào nhà gia chủ. Việc trang trí tiểu cảnh cũng cần có sự phù hợp và cân đối, tránh trang trí quá rườm rà hoặc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hồ. Chọn dòng cá koi, số lượng cá koi để nuôi Tùy theo mệnh hoặc sở thích mà bạn sẽ chọn các dòng cá koi có màu sắc phù hợp. Chẳng hạn nếu bạn mệnh Hỏa thì nên chọn các dòng koi mang màu đỏ như kohaku, benigoi… Trên thực tế chủ nhân có thể lựa chọn nhiều dòng cá koi để tạo sự đa dạng và tăng tính thẩm mỹ cho hồ koi, số lượng cá koi trong hồ sẽ tùy thuộc vào thể tích của hồ. Hồ càng rộng thì số lượng cá koi thả càng nhiều và ngược lại. Các con số thường hay được chủ nhân lựa chọn là 16, 18, 19 hoặc 26, 28, 29… vì đây là những số có đuôi đẹp. Các số có đuôi 4 (tiếng hán là tử – chết), 7 (tiếng hán là thất – nghĩa là mất, thất bát) ít được lựa chọn vì mang hàm ý kém may mắn. Ngoài ra tùy vào tình hình tài chính mà khách hàng chọn mua nuôi cá koi Nhật thuần chủng hoặc cá koi F1, koi Việt… Giá cá koi Nhật cao hơn nhiều lần nhưng đồng nghĩa với đó là cá có màu sắc, thân hình đẹp. Trên đây là những điều bạn cần biết khi đang có ý định thiết kế, xây dựng, làm hồ cá koi ngoài trời. Chúc bạn sẽ sớm có được hồ koi đẹp để tô điểm cho không gian sống của gia đình.

Nuôi cá koi: Hướng dẫn kĩ thuật và cách chăm sóc đúng chuẩn
12/01/2022

Nuôi cá koi: Hướng dẫn kĩ thuật và cách chăm sóc đúng chuẩn

Xu hướng thiết kế thi công hồ cá koi từ khi du nhập vào Việt Nam đã ngày càng thịnh hành và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vẻ đẹp từ những chú cá koi bơi lội trong hồ không chỉ tạo được cảnh quan bắt mắt mà còn có nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Vậy, nuôi cá koi có khó không? Hãy cùng Brothers Concept tìm hiểu những thông tin hữu ích và cách nuôi cá koi với những kỹ thuật cực kỳ quan trọng. Nguồn gốc cá koi Khi nhắc đến cá koi hay cá chép koi, người ta sẽ nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản. Loài cá này được mệnh danh là quốc ngư của đất nước mặt trời mọc. Theo một số tài liệu khoa học, cá koi xuất hiện từ những năm 1820 tại thị trấn Ojiya, tỉnh Niigata, Nhật Bản. Ban đầu, loại cá này được nuôi để cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, người nuôi nhận thấy loại cá này có màu sắc rất đẹp và khả năng biến đổi màu sắc trên thân rất độc đáo. Vì thế, người Nhật đã quyết định nhân giống và lai tạo ra nhiều giống cá với các màu sắc khác nhau để nuôi làm cá cảnh trong các bể cá, hồ cá sân vườn… Tên gọi lúc này của chúng là “Nishikigoi”, dịch ra tiếng Việt nghĩa là cá chép nhiều màu sắc. Đến thế kỷ 19, cái tên “cá koi” mới chính thức được công nhận. Từ KOI theo tiếng Nhật có nghĩa là cá chép, nên người ta cũng có thể gọi đây là cá chép Nhật. Từ đây, cá koi bắt đầu phổ biến và được mua bán, nhân giống rộng rãi. Đặc điểm của các giống cá koi Về cơ bản, cá koi có quan hệ họ hàng gần với cá vàng. Hiện nay, cá koi đã được nhân giống với cả trăm loài khác nhau. Tuy nhiên, có khoảng 24 giống được ghi nhận, mỗi loại có những đặc điểm nhận dạng và màu sắc khác nhau. Nhưng về cơ bản, cá koi nói chung sẽ có những đặc điểm sau: – Tuổi thọ trung bình 25 – 35 năm. Cá biệt, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thuận lợi thì cá koi có thể sống đến vài trăm năm. – Cá koi phát triển liên tục và độ tăng trưởng là 50 – 150mm mỗi năm tùy theo giống. Cá trưởng thành có độ dài tối đa đến 1m. – Phân biệt giới tính của cá koi qua hình dáng thân. Cá koi đực thường có thân mình thon dài, hai vây trước và nắp mang có nhiều nốt sần màu trắng. Còn cá koi cái sẽ có thân hình to tròn, phần bụng nở nang hơn (đặc biệt là khi có chửa). – Tập tính sinh sản của cá koi. Khi đã quen với môi trường sống thì cá koi bắt đầu đẻ trứng sau khoảng 1 năm nuôi. Cá koi cái từ 2-3 năm tuổi có thể đẻ từ 150.000 – 200.000 trứng mỗi lứa. Kỹ thuật nuôi cá koi mau lớn, khỏe mạnh, không bị chết Cá koi là loại cá có giá trị cao, tính thẩm mỹ đẹp. Vì vậy, bất kì ai cũng đều mong muốn chúng thật khỏe mạnh, mau lớn và không mắc bệnh hoặc nguy hiểm hơn là bị chết. Để có thể nuôi cá koi có được màu sắc và sức khỏe như ý muốn thì cần những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt hơn những loài cá cảnh khác. Người chơi sẽ cần tìm hiểu rất kĩ những thông tin và nhiều kiến thức khác nhau. Dưới đây là những kỹ thuật nuôi cá koi cực kỳ quan trọng, đừng bỏ qua chi tiết nào nhé. Chọn giống nuôi cá koi Giống cá koi khỏe mạnh sẽ quyết định đến 50% tỉ lệ sống sót và phát triển ổn định sau này. Nên chọn mua cá ở những cơ sở uy tín, trại giống có giấy kiểm định, xuất xứ rõ ràng, đúng chủng loại và có bảo hành. Giống cá koi Nhật chọn mua cần có những đặc điểm: – Về hình dáng: + Cơ thể cân đối, mịn màng, thân hình thuôn dài. + Đầu hơi gật gù, miệng dày, râu dài và cứng + Vây lưng, vây ngực, vây đuôi hài hòa. Vây dày và đục, ánh sáng không xuyên qua nhiều được. – Màu sắc sáng, hoa văn rõ ràng, phân cách giữa các màu rõ nét – Dáng bơi thẳng, bơi khỏe, mắt nhìn lanh lẹ và phản ứng nhanh Không chọn mua những giống cá sau: – Kích thước cá quá lớn, không phù hợp với bể hoặc hồ chứa. Thông thường với các kích thước hồ vừa và nhỏ thì nên chọn loại cá có chiều dài từ 10 – 20 cm. Các gia chủ mới chơi có thể chọn các kích thước cá nhỏ hơn để nuôi lấy kinh nghiệm.   – Cá có dị tật, bề mặt bị trầy xước – Màu sắc mờ nhạt, xỉn màu, vây lưng, vây đuôi cụp – Cá bơi chậm chạp hoặc chỉ nằm 1 chỗ – Cá có mầm bệnh: đốm đỏ, thối vây lưng, lở loét… Điều kiện hồ nuôi cá koi Điều kiện hồ nuôi cá koi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng phát triển của loài cá này. Một hồ nuôi cá koi đạt chuẩn bao gồm rất nhiều yếu tố. – Kích thước hồ: phù hợp với số lượng và kích thước loại cá koi sẽ nuôi. Không nên  thiết kế thi công hồ cá koi quá nhỏ vì khả năng tăng trưởng của cá koi là liên tục. – Mật độ nuôi cá koi: lý tưởng là 1 con/m3. Những loại cá koi mini có thể nuôi với mật độ dày hơn. – Mực nước hồ nuôi: tối thiểu là 0.6m đối với những loại cá koi cỡ nhỏ và 0,8 – 1,2m đối với những chú cá koi cỡ lớn và không nên sâu quá 1,5m (trừ trường hợp đặc biệt). – Chất lượng nước: đảm bảo phải luôn trong sạch, không có rong rêu và vi khuẩn gây bệnh. + Độ pH: 7 – 7,5 + Nhiệt độ: 20 – 27 độ C + Hàm lượng Oxy: tối tiểu 2,5mg/l Để đảm bảo chất lượng nước luôn ở ngưỡng lý tưởng thì cần thường xuyên kiểm tra định kỳ bằng các thiết bị, máy đo chuyên dụng. Ngoài ra, cần bố trí hệ thống lọc nước cho hồ nuôi cá koi một cách hiệu quả. Đặc biệt đối với hồ cá koi ngoài trời. – Hệ sinh thái hồ cá: trong hồ có thể thả tảo, rong hoặc trồng cây thủy sinh khác như sen, súng. Tuy nhiên cần cân đối tỉ lệ để tránh việc cá bị thiếu oxy và ngạt thở. – Tiểu cảnh hồ cá: nên kè hồ và xây bờ để tiện chăm sóc cá. Ngoài ra bố trí thêm các cây cảnh, bụi hoa đẹp mắt xung quanh hoặc một thác nước chảy để làm tăng tính thẩm mỹ và độc đáo.   Lưu ý xử lý hồ cá koi mới và thay nước khi nuôi cá koi – Đối với hồ cá koi mới xây Sau khi hoàn thiện thi công hồ cá koi, nên ngâm nước trong hồ từ 2 – 3 tuần trước khi thả cá mới. Đồng thời cần xả và thay nước vài lần để loại bỏ các chất độc, tạp chất. mầm bệnh và mùi mới. Có thể dùng hóa chất WUNMID với liều lượng 100g/ 200m3 nước để sát trùng và thanh lọc toàn bộ hồ nuôi. – Thay nước cho hồ nuôi cá koi Việc thay nước cho hồ nuôi cá koi phải diễn ra theo từng bước. Nước thay tháo dần dần và không tháo hết chỉ trong 1 đợt. Nguyên tắc thay nước là cứ 2 ngày thì giảm đi 1/3 thể tích nước trong hồ. Khi nước trong trở lại và đạt các chỉ số thiết yếu thì thôi. Nước thay cần phải được khử clo, lọc bằng than hoạt tính hoặc ngâm nước từ 2-3 ngày trước khi đưa vào hồ nuôi, Đưa cá koi mới vào hồ nuôi Quá trình vận chuyển cá koi về hồ nuôi cần phải rất cẩn thận, nhẹ nhàng và không làm cá bị trầy xước. Chú ý không vận chuyển cá với mật độ dày và nên có xục oxy trong quá trình di chuyển để cá khỏe mạnh. – Đối với hồ cũ đã nuôi cá từ trước Nếu như hồ cá koi đang nuôi có cá đang bị bệnh hoặc chứa mầm bệnh thì cần phải xử lý sạch nước hoàn toàn trước khi thả thêm cá mới vào. Đồng thời cá mới mua về cần có bể nuôi cách ly trong thời gian 14 ngày hoặc đến khi hồ chính sạch mần bệnh. Bể nuôi cá mới cũng cần có hệ thống lọc và sục khí oxy. 1/2 nước trong bể riêng được lấy từ nước của hồ nuôi chung (nước sạch hoàn toàn) để khi thả cá vào bể chung không bị sốc nước. Pha hỗn hợp theo tỉ lệ: 5kg muối/1000 lít nước và 1g tetra/100 lít nước để diệt khuẩn, sát trùng cho cá koi. Duy trì đến khi đạt yêu cầu thì tiến hành thả cá mới vào hồ – Đối với hồ mới chưa từng thả cá Khi điều kiện nước trong hồ nuôi cá đã đạt yêu cầu thì có thể tiến hành các bước thả cá mới xuống. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị bột số dụng cụ chứa đủ số lượng và kích thước cá mới mua để tiến hành “đánh thuốc cho cá”. Thuốc ở đây là thuốc gì? Mua thuốc này ở đâu? Thuốc này là Tetracyclin và dễ dàng mua được ở những hiệu thuốc tây đạt chuẩn GPP. Bạn có thể mua dư số lượng cần thiết vì loại thuốc này khá hiệu quả cho trị bệnh ở cá sau này. Liều dùng cho việc đánh thuốc là 15 viên cho 100 lít nước. Bật sục oxy và đưa cá koi mới mua vào ngâm khoảng 1h. Hết khoảng thời gian trên thì bắt từng con cá thả xuống hồ nuôi. Không đổ tất cả cá xuống hồ nuôi mà nên bắt từng con và hạn chế nước ngâm thuốc rớt xuống hồ. *Lưu ý: – Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh những lúc nắng gắt hoặc nhiệt độ cao, nóng bức. – Cá mới mua thả xuống hồ thường nhảy ra ngoài, đặc biệt là ban đêm. Bạn có thể dùng lưới chắn che trên mặt hồ, đồng thời tắt hết các thiết bị chiếu sáng xung quanh trong khoảng 1 tuần. Khi cá đã quen với môi trường sống thì tiến hành nuôi cá bình thường. Thức ăn nuôi cá koi Cá koi Nhật là một loài ăn tạp nhưng cũng khá sành ăn. Thức ăn nuôi cá koi cần phải sạch sẽ và nên chú ý đến thành phần vitamin C để cá có sức đề kháng tốt. Trong mỗi gian đoạn phát triển, cá koi có thể ăn những loại khác nhau. – Từ khi trứng nở đến 3 ngày tuổi, cá koi có thể tự nuôi dưỡng cơ thể bằng việc ăn noãn hoàn. Sau khi noãn hoàn tiêu hết, chúng có thể tự ăn các thức ăn như: bo bo, các sinh vật phù du hoặc lòng đỏ trứng chín. – Cá koi sau 15 ngày tuổi sẽ chuyển qua ăn các động thực vật ở tầng đáy như giun, tảo, loăng quăng… Sự thay đổi tập tính ăn này làm tỉ lệ sống của cá con bị ảnh hưởng. Vì thế, để đảm bảo số lượng cũng như sức sống thì người nuôi cần chú ý cung cấp đủ thức ăn và tạo môi trường vi sinh vật tầng đáy phù hợp. – Sau 1 tháng tuổi, cá koi đã có thể ăn các loại động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng… giống như cá trưởng thành. Ngoài ra, cá còn có thể ăn cám, bã đậu, thóc lép và các thức ăn chế biến sẵn. Trên thị trường hiện nay, các loại thức ăn cá koi chế biến sẵn có rất nhiều loại. chủ yếu chế biến từ gạo, bột mì, bột ngô và pha thêm các loại vitamin. Một số thương hiệu thức ăn dạng viên đóng gói sẵn, có xuất xứ rõ ràng được nhiều người nuôi ưa chuộng và biết đến như: Sakura, Minjiang, Aqua Master, Porpoise. Cách cho ăn hiệu quả, tiết kiệm nhưng cá koi vẫn mau lớn Để nuôi được cá koi mau lớn, phát triển tốt, khỏe mạnh thì cần hiểu rõ về tập tính ăn uống của loài cá này. Từ đó mới đưa ra được cách cho ăn phù hợp vừa có tính hiệu quả lại tiết kiệm tối đa chi phí. Nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng mà bạn có thể sử dụng là: – Nguồn thức ăn tự làm: đến từ các thực phẩm như: rau diếp, tôm (sò) đã chế biến, vụn bánh mì… Các thức ăn này sẽ cung cấp thêm vitamin, chất sơ nhằm tăng đề kháng, hệ miễn dịch và hỗ trợ lên màu sắc cá koi sắc nét hơn. – Nguồn thức ăn mua sẵn: có rất nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến và phân chia thành 3 loại chính. + Dinh dưỡng hàng ngày: có kích thước viên từ 3-5mm giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Độ đạm tối thiểu 25%. + Thức ăn hỗ trợ lên màu cá koi: hỗ trợ lên màu nhanh cho cá, cân bằng dinh dưỡng. Thành phần chính có tảo Spirulina và Krill meal để cải thiện màu sắc của cá koi tốt hơn. Tối thiểu độ đạm khoảng 36%. + Thức ăn giúp màu sắc sáng bóng: có độ đạm cao trên 40%. Vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết vừ giúp màu sắc cá được tự nhiên. Đây là thức ăn không gây ô nhiễm, bổ sung các vitamin và một số chất để giúp cá koi tăng màu sắc sáng bóng. Để cho cá ăn đạt hiệu quả, người nuôi cần chú ý những điểm sau: – Về cơ bản, khẩu phần ăn của cá koi sẽ vào khoảng 5% tổng trọng lượng cơ thể. Tần suất cho cá ăn là 1 – 2 lần/ngày. Mỗi lần cho ăn không nên cho ăn quá nhiều một lúc. Bởi nếu dư thừa thức ăn sẽ lãng phí và thức ăn dư thừa đó sẽ trở thành cặn, gây đục và ô nhiễm nguồn nước. Nếu bạn quá bận mà không thể cho ăn hàng ngày thì cũng đừng quá lo lắng. Không cho ăn thường xuyên sẽ chỉ làm giảm trọng lượng cá chứ chưa thể dẫn đến tình trạng chết ngay. – Thời gian cho cá ăn thích hợp buổi sáng là từ 8 – 10 giờ và chiều là sau 16 giờ (không cho cá ăn đêm sau 20h). Cho ăn vào lúc trời mát và không cho ăn lúc trời đang oi nóng hoặc nhiệt độ lên cao. Lượng thức ăn buổi chiều nên ít hơn vào buổi sáng. – Cá Koi cần được ăn các loại thức ăn có chứa hàm lượng propolis cao nhằm nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại vitamin và spirulina để tăng thêm sắc tố, khiến màu sắc trên mình cá Koi trở nên sắc nét hơn. – Nên hạn chế cho ăn các loại thức ăn tươi sống như: sâu, ấu trùng… hoặc các loại thức ăn không rõ nguồn gốc. Bệnh tật khi nuôi cá koi: nguyên nhân và cách phòng tránh Cá koi là loại cá ưa sạch sẽ. Vì thế chỉ cần môi trường nuôi không đảm bảo có thể dẫn đến cá bị bệnh. Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá koi là:trùng mỏ neo, bệnh rận cá, đốm trắng, đốm đỏ (đầu, thân, vây, đuôi), thối đuôi, bệnh sán da, sán mang, bệnh loét và bệnh xù vảy. Khi cá koi bị bệnh cần được tách riêng ra khỏi đàn ở hồ nuôi chính và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ lây lan nhanh và ảnh hưởng đến cả đàn cá. Tùy từng loại bệnh mà có phác đồ điều trị khác nhau. Khi cá koi khỏi bệnh hoàn toàn thì mới thả quay trở lại hồ chính. Dưới đây sẽ là nguyên nhân và các phòng bệnh trong quá trình nuôi cá koi. Nguyên nhân gây bệnh ở cá koi – Chất lượng nước không đảm bảo. Như đã chia sẻ ở trên về các tiêu chí đối với nước trong hồ nuôi cá koi. Chỉ cần một trong số các tiêu chí vượt ngưỡng cho phép thì sẽ khiến nguồn nước nhiễm bẩn, rêu mốc và vi khuẩn có hại phát triển. Cụ thể từ lý do: + Hồ nuôi cá koi không được vệ sinh định kỳ, cải tạo không khoa học + Hệ thống lọc lắp đặt không đạt chuẩn, bố trí không hợp lý hoặc hoạt động không hiệu quả. + Môi trường nước thay đổi đột ngột: cơn mưa lớn, thay nước không đúng quy trình… – Mật độ nuôi cá quá cao so với không gian hồ. Khi đó, đàn cá sẽ có không gian sinh sống chật hẹp, thiếu hụt oxy, chất thải nhiều… – Thức ăn cá koi không rõ nguồn gốc, cho ăn quá nhiều một lần dẫn đến dư thừa và ảnh hưởng đến nguồn nước – Cá mới mua mang mầm bệnh không được cách ly đủ thời gian mà đã thả vào hồ cùng đàn cá cũ. Cách phòng, hạn chế bệnh ở cá koi – Lựa chọn ban đầu từ những đơn vị thiết kế thi công hồ cá koi chuyên nghiệp, uy tín và có trách nhiệm – Thường xuyên vệ sinh hồ nuôi và kiểm tra hệ thống lọc nước đã hoạt động hiệu quả chưa – Chủ động trang bị một số bộ test, máy đo để kiểm tra chất lượng nước. Khi phát hiện những thay đổi đột ngột có ảnh hưởng cần khắc phục ngay – Lựa chọn mua cá koi và thức ăn cá koi ở những cơ sở uy tín, có cam kết và bảo hành – Thực hiện quy trình cách ly cá mới mua đúng và đủ – Đảm bảo thay nước, khử trùng nước đúng chuẩn để cá không bị sốc – Cách ly ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường ở đàn cá, trị bệnh triệt để cho từng con cá. – Thường xuyên cập nhật kiến thức hữu ích từ những chuyên gia, những người nuôi cá koi lâu năm, giàu kinh nghiệm Nuôi cá koi ngoài trời khi trời mưa thì xử lý như thế nào? Hồ cá koi ngoài trời sẽ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi yếu tố thời tiết, đặc biệt khi trời mưa. Những cơn mưa lớn hoặc mưa dài ngày sẽ tạo ra biến động đến chất lượng nước của hồ nuôi cá koi. Môi trường sống thay đổi sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá koi. Nếu có cơn mưa lớn hoặc mưa nhiều ngày thì người nuôi cần chú ý: – Kiểm tra độ pH của nước cứ 2 tiếng 1 lần. Những cơn mưa có thể mang theo một lượng axit  sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Hai axit này được hình thành từ quá trình hòa tan hơi nước với không khí có chứa lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Khi rơi xuống hồ cá ngoài trời sẽ làm độ pH của nước giảm. Khi đó cần bổ sung các chất mang tính kiềm (bazo) để trung hòa axit và cân bằng lại nồng độ pH của nước. – Ngừng cho cá ăn để giúp cá giảm stress và tiêu hóa tốt hơn. – Kiểm tra hệ thống lọc, chống tràn hồ cá. Nếu hệ thống này không hoạt động hoặc hoạt động kém có thể khiến mực nước dâng lên quá cao. Nước có thể tràn lên thành hồ hoặc cá nhảy lên bờ. Điều này rất nguy hiểm. – Tuần hoàn lọc liên tục và sục thêm khí oxy vào hồ cá. Việc này góp phần làm tăng nồng độ oxy trong nước, giảm độc tố và giúp cá hô hấp tốt hơn. – Bổ sung men vi sinh có lợi để phân giải tốt hơn các chất hữu cơ, chất độc và loại bỏ vi khuẩn có hại được đưa đến bởi cơn mưa. Kinh nghiệm chăm sóc cá koi vào mùa hè, thời tiết nóng bức Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, mùa hè thường có nhiệt độ cao và thời tiết oi bức. Khi đó, lượng oxy trong nước sẽ bị giảm đi, nhiệt độ nước tăng lên. Kinh nghiệm được chuyên gia chia sẻ khi nuôi cá koi vào thời gian này là: – Kiểm tra và duy trì máy sục oxy để đảm bảo nồng độ oxy tối thiểu trong nước là 0.25mg/l. – Cho cá ăn: bổ sung các loại thức ăn giàu protein và cho ăn đủ lượng hàng ngày – Bổ sung nước cho hồ cá koi nếu lượng nước xuống thấp, nước bổ sung cần được khử clo trước khi đưa vào hồ. – Kiểm tra nồng độ pH từ 2-3 ngày một lần – Mùa hè là thời gian lý tưởng cho các loại kí sinh trùng, mầm bệnh cá koi phát triển. Vi khuẩn gây bệnh và kí sinh trùng thường khó hoặc không quan sát được bằng mắt thường. Vì vậy, nếu thấy cá có biểu hiện lạ như: cọ xát với nhau, tróc vẩy, run rẩy, đầu lắc thì nên đặc biệt chú ý. – Chiếu đèn UV để khử độc, diệt khuẩn, nấm trong hồ nuôi cá koi. Tùy thuộc vào thể tích bể mà lựa chọn công suất đèn và thời gian chiếu đèn phù hợp. Tổng kết về kỹ thuật nuôi cá koi Khi đã quyết định nuôi cá koi – mội loại cá đắt giá, thì người nuôi không thể không tìm hiểu về loài cá này cũng như kỹ thuật nuôi chúng. Để có một hồ cá koi đẹp, đàn cá khỏe mạnh và phát triển ổn định thì điều đầu tiên là thiết kế thi công hồ cá đúng kĩ thuật. Sau đó là cả quá trình chăm sóc, kỹ thuật nuôi cá koi mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Mọi thắc mắc cần được tư vấn về bất cứ vấn đề nào liên quan đến hồ cá koi, cách nuôi cá koi, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Brothers Concept. Hotline: 0947.110.787 của chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Cách cho cá Koi ăn để cá khỏe mạnh, lên màu đẹp
22/12/2021

Cách cho cá Koi ăn để cá khỏe mạnh, lên màu đẹp

Cho cá Koi ăn đúng cách chính là một trong những cách giúp cá khỏe mạnh, sống lâu và lên màu đẹp nhất. Vấn đề dinh dưỡng của cá Koi tương đối phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người chơi cá. 1. Cá Koi ăn gì? Thức ăn của cá chép koi các loại như bánh mì, rau diếp, tôm, sò đã được xử lý qua chế biến, các loại thực phẩm trộng bằng tay được làm hàng ngày để duy trì độ tươi mới và không bị nấm mốc. Cá Koi cần được ăn các loại thức ăn có chứa propolis nhằm nâng cao khả năng miễn dịch, các loại vitamin, spirulina để tăng thêm sắc tố trên mình cá Koi. Cá Koi nên ăn vừa đủ, không nên để cá ăn quá nhiều. Không nên bổ sung các loại thức ăn tươi sống như ấu trùng, sâu… cho cá. Thức ăn nuôi cá koi cần lựa chọn loại phù hợp Không nên mua những thức ăn nuôi cá koi không rõ nguồn gốc để cho cá ăn, những loại này không những làm cá yếu đi mà còn mang lại các mầm bệnh cho cá, đặc biệt nghiêm trọng với bệnh nấm trắng, khi bị bệnh này cá phải có chế độ dinh dưỡng khác biệt với hàng ngày. Cá koi dễ nuôi nhưng để lên màu cho loài cá này cần chế độ dinh dưỡng tốt. 2. Thời gian cho cá Koi ăn Không cho cá ăn quá 3 lần/ngày . Trong tình trạng nước mát thì 1 lần/ngày là đủ. Nếu trong thời tiết nóng, cho ăn khoảng 2 lần 1 ngày, tuyệt đối không cho ăn nhiều hơn. Nếu cá cảm thấy đủ thì nó sẽ ngừng, lúc này đừng để thức ăn thừa nổi trên mặt nước. Thời điểm lý tưởng cho cá Koi ăn Cho cá ăn vào thời điểm lý tưởng trong ngày là một trong các giải pháp quan trọng tăng cường chất lượng nước ổn định giúp cá koi giảm stress nhằm giảm thiểu nguy cơ cá bị bệnh. Không nên cho cá ăn vào các thời điểm lượng oxy hòa tan thấp nhất trong hồ koi, ví dụ như không nên cho ăn vào lúc 6-7h sáng hay 6-7h tối vì thời điểm đó lượng oxy hòa tan thấp nhất. Các giờ cho ăn tốt nhất trong ngày: 7h30 AM 10h30AM 1h30PM 4h30PM 9h30PM (Lượng thức ăn giảm 30% so với buổi sáng vì cá ăn tối sẽ bị béo, dẫn đến xệ bụng) 3. Dinh dưỡng trong thức ăn của cá chép koi Protein: thực chất Protein là chất cấu tạo nên tế bào. Chúng tạo ra tế bào máu và bạch cầu, vì vậy thật sự cần thiết cho cá. Chất béo: Chất béo rất quan trọng trong chế độ ăn uống để mang năng lượng và vitamin hòa tan cho cá. Chất béo cung cấp một nguồn năng lượng dày đặc. Tuy nhiên, chất béo là một thành phần nguy hiểm trong thực phẩm vì khi nó quá cao, nó có thể làm cho thực phẩm hư hỏng dễ dàng hơn. Vì vậy, các nhà sản xuất rất cẩn thận về hàm lượng chất béo và độ ẩm của thực phẩm. Hàm lượng chất béo trong thức ăn từ 3 đến 9 phần trăm là mức an toàn, hợp lý. Carbohydrate: Carbohydrate là nguồn năng lượng tức thời cho cá. Do tính chất ăn thịt của chúng, cá có khuynh hướng ít khi sử dụng carbohydrate nên chúng có thể chứa nó trong cơ hoặc thải ra trong chất thải. Điều này không thay đổi thực tế là điều đó rất quan trọng mặc dù nó thường không được liệt kê như là một tỷ lệ phần trăm trên hầu hết các nhãn thực phẩm cá. Khoáng chất: Nhiều cuộc thảo luận tồn tại về các yêu cầu khoáng chất của cá. Chúng tôi khuyên bạn nếu một loại thức ăn có khoáng chất thì nên sử dụng nhiều hơn. Vitamin: Vitamin quan trọng có thể là chất béo hòa tan A, D, E, và K – và vitamin C. Sự thiếu hụt vitamin từ thiếu vitamin là tương đối hiếm trong hai thập kỷ qua. Khi những vitamin này thiếu, nó có thể dẫn đến tổn thương da, mắt, và hệ thần kinh cá. 4. Cách bảo quản thức ăn cho cá chép koi Nếu có điều kiện thuận lợi về thức ăn cho cá Koi thì không còn gì tốt hơn. Nhưng nếu thiếu điều kiện bạn cần phải dự trữ khoảng 20 kg là vừa phải Để túi nơi mát mẻ tránh nơi ẩm ướt dễ làm mốc thức ăn, đậy để cẩn thận chuột , chó mèo cắn phá Nếu số lượng quá nhiều bạn nên để trong tủ mát, không nên để trong tủ đông vì các vitamin hay chất béo bị mất đi ở nhiệt độ quá lạnh. Nếu ngửi thấy mùi bất ổn trong túi thức ăn nuôi cá koi, màu sắc bất bình thường thì hãy bỏ ngay lập tức, đừng tiếc mà gây ảnh hưởng đến cá. 5. Một số lưu ý về việc tăng giảm lượng thức ăn của cá Koi Khi thời tiết thay đổi chuyển mùa, mưa lớn nên giảm lượng thức ăn cho cá chép koi lại. Chất lượng nước giảm, nhiều bọt lâu tan nên giảm lượng thức ăn, kết hợp thay nước, xả cặn lắng, lọc. Khi thay đổi thời tiết cần chú ý thay đổi lượng thức ăn theo Tăng lượng thức ăn khi nước ấm lên vào thời điểm chiều, cữ tối nên giảm 30% lượng thức ăn cữ ngày. Cho ăn quá ít luôn tốt hơn là cho ăn quá nhiều. Phần lớn những người chơi Koi đều cho ăn quá nhiều và cho ăn sai cách theo mùa và theo loại thức ăn. Không nên lạm dụng thức ăn tăng màu. Thức ăn tăng màu có thể làm hư hại đến các lớp màu dưới vảy và làm da cá mất đi độ sáng bóng, điều này sẽ làm bạn bối rối khi đánh giá về chất lượng nước có làm cá bị ảnh hưởng hay không.

Gọi ngay