Chăm sóc chữa bệnh cho cá Koi
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá Koi như chất lượng nước, thức ăn, dịch bệnh. Nếu đàn cá Koi của bạn có các dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên tìm đến chuyên gia để có phương án điều trị càng sớm càng tốt.
Một vài năm trở lại đây nhiều gia đình bắt đầu có xu hướng xây hồ hoặc bể cá koi trong nhà để tạo phong thủy. Loài cá này với nhiều màu sắc được ví như hình xăm may mắn, có ý nghĩa mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân sở hữu.
Cá Koi dễ nuôi và mau lớn, nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ qua một số kỹ thuật chăm sóc chúng cho thật tốt.
1. Một số vấn đề liên quan đến chăm sóc cá koi
Vấn đề về nước
Koi là một loài cá chép tương đối to nên phải cần một môi trường đủ rộng, để chúng có sức khỏe bền vững vị thế trong khi chăm sóc cá koi chúng ta nên quan tâm đến vấn đề nước.
Nước để nuôi cá Koi phải luôn được giữ trong sạch và thường xuyên kiểm tra chất lượng của nước, nhiệt độ PH, NH3… Nồng độ PH luôn phải giữ được từ 6.5 đến 7.5, hạn chế tối đa sự thay đổi độ PH quá bất ngờ đột ngột vì làm như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các chú cá Koi nhà bạn.
Bạn cần chú ý không thay nước quá 50% lượng nước có trong bể để không làm cá bị sốc đột ngột. Tốt nhất chỉ thay 30% / lần. Đối với những hồ nuôi cá Koi trên 20m3 thì chúng ta có thể chỉ cần xả lọc và cấp lượng nước bốc hơi chứ không cần thiết phải thay nước định kỳ.
Một điều quan trọng nữa khi chăm sóc cá koi đó là vấn đề về các loại tảo trong hồ, hãy chú ý tới sự phát triển của chúng nếu chúng phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và sẽ làm các chú cá nghẹt thở. Để làm giảm các loại tảo này các bạn có thể trồng thêm trong ao cá Koi nhà mình một ít các loại thực vật như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước, chúng có tác dụng đáng kể trong việc kìm hãm sự phát triển của các loại tảo.
Để tăng màu sắc cá được đẹp và giúp cá sinh trưởng tốt thì bạn cần chú ý xử lý nước qua bộ lọc. Những đơn vị cửa hàng nuôi cá koi nguồn nước trước khi được cho vào hồ, bể sẽ được chảy qua hệ thống vỏ sò biển. Trong sò biển có nhiều canxi, khoáng nên sẽ giúp màu sắc của cá đậm màu, sắc nét hơn.
Vấn đề thức ăn
Cá koi là một loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì trong ao hồ như bộ bộ và các loài động phiêu sinh khác, và cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.
Khi những chú cá Koi được 15 ngày tuổi chúng sẽ bắt đầu chuyển đổi tính ăn uống của mình, ăn những động vật đáy, do đó trong giai đoạn này tỉ lệ sống bị ảnh hưởng rất lớn. Vì thế chúng ta cần phải cung cấp thức ăn bên ngoài như các loại trùng chỉ, loăng quăng, hoặc có thể gây nuôi các động vật phiêu sinh và động vật đáy để chúng có thể có được nguồn thức ăn tự nhiên nhất trong giai đoạn quyết trình sự sống còn này.
Khi được một tuổi trở lên cá Koi sẽ ăn thức ăn như cá trưởng thành, chúng sẽ ăn tạp nhưng sẽ thiên về các loài động vật như giun, ốc, trại, ấu trùng côn trùng, và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc sợi vì thế gia chủ nên để ý về khoản này để cho đàn cá Koi của mình ăn một cách đúng cách để chúng phát triển tốt nhất.
Ngoài ra các bạn có thể mời các loại thức ăn có bán sẵn trên thị trường, được làm từ nguyên liệu thảo mộc như lúa gạo, bốt, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin. Nên sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng ( nếu cả khoảng 15-20cm ) một ngày nên cho chúng ăn 2 lần là tốt nhất.
Tùy thuộc vào số lượng, độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của cá mà người nuôi tính toán cho lượng thức ăn vừa đủ. Lượng thức ăn cho cá bằng 5% trọng lượng cá, nếu trong 5 phút lượng thức ăn còn dư trong hồ chúng ta không nên tiếc mà hãy vớt chúng bỏ đi. Bởi thức ăn bị dư thừa sẽ tích tụ trong bể, hồ gây ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, mầm bệnh phát triển ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá koi trong hồ.
Lưu ý:
Vào mùa lạnh dưới 17 độ cá ít hoạt động không nên cho cá ăn vào những lúc này, thực chất cá vẫn ăn nhưng khó và không thể tiêu hóa được dễ bị tức bụng và chết.
Không nên cho cá Koi ăn khi máy bơm nước của bạn bị hỏng, vì cá cần nhiều oxy hơn để tiêu hóa thức ăn.
2. Các bệnh thường gặp ở cá koi
Trong quá trình nuôi cá, nếu không có nhiều kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng cá, xử lý nguồn nước và thức ăn đúng cách thì cá koi rất dễ mắc bệnh. Một số bệnh thường gặp ở cá koi bao gồm:
- Trùng mỏ neo: Khi bị bệnh này, Koi thường lười ăn, ngứa ngáy, khó chịu, gầy yếu và bơi lội chậm chạp. Các vết thương do trùng mỏ neo gây ra tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công khiến bệnh ngày càng nặng.
- Sán da, sán mang: Cá hay cựa mình, nhảy khỏi mặt nước, co giật, ngứa mình…
- Bệnh lở loét: Các bộ phận ở cá (thân, miệng, đuôi…) xuất hiện các vết bầm tím, lâu dần lở loét.
- Bệnh thối đuôi: Phần vây đuôi sưng viêm, bong tróc, nặng hơn nữa phần cơ thịt bị hoại từ và thối rữa, gốc vây đuôi ứ máu.
- Bệnh đốm đỏ: Toàn thân cá xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành từng mảng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi bệnh chuyển nặng thì các gốc vậy, tia vây rách nát và cụt dần. Các vùng da xuất huyết viêm, tấy và loét, nhiều mủ, xung quanh có nấm ký sinh, phần mang cá tái nhợt, mắt cá lồi xuất huyết
- Bệnh rận cá: Rận cá ký sinh trên da, vây, thân, xoang miệng, mang cá koi. Chúng hút máu, đồng thời tiết chất độc làm cá bị tổn thương và sưng đỏ, tạo điều kiện vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập gây bệnh. Rận cá thường hút máu vào ban đêm khiến koi ngứa ngáy và khó chịu, thường bơi nhảy lung tung
- Bệnh xù vảy: vảy cá bị xù như hình nón thông, toàn thân sưng vù.
3. Khi cá koi bị bệnh cần phải làm gì?
Khi cá koi bị bệnh thì bạn cần cách ly cá bệnh với cá khỏe trong đàn để tránh tình trạng lây nhiễm, tiếp theo đó tùy vào từng loại bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Một số cách điều trị thông thường có thể áp dụng được cho nhiều bệnh là:
- Sử dụng thuốc tím: Dùng thuốc tím đúng liều, đúng cách có thể xử lý được rất hiệu quả các bệnh truyền nhiễm do các ký sinh, vi trùng và nấm gây ra, trước khi để chúng gây lên những bệnh truyền nhiễm bên trong, và nhờ vậy không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Từ đó tiết kiệm được chi phí nhưng những vi trùng còn tồn tại cũng ít hơn và thời gian chữa bệnh ngắn hơn.
- Sử dụng muối ăn: Muối ăn có thể diệt các loại ký sinh trùng như Costia, Trichodina và Chilodonella rất tốt khi chúng bám ở bề mặt hoặc trong nước. Muối cũng giúp sát trùng vết loét bề mặt (da, vây, mang) cho Koi do vi khuẩn gây bệnh.
Đối với từng bệnh thì sẽ có những biện pháp điều trị đặc thù riêng, sử dụng các loại thuốc chuyên biệt khác nhau. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm chữa bệnh cho cá koi thì nên nhờ tư vấn từ những người có kinh nghiệm hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc chữa bệnh cá koi tại các đơn vị uy tín.